2008/11/25

Twilight saga - Stupid BELLA!!!!

Ahhhhhhhhhhh, couldn’t resist any longer. What the hell on earth could S.Meyer create such a holy crap Bella??? Reading , oh no, skimming desperately to the end of New Moon, and couldn’t stand her stupid characteristics and silly, brainless, heartless actions!!! Spare me, Bella. Ahhhhhhhhhhhh!!

I was sort of getting excited abt this vampire world in the first Twilight, searching immediately for the other 3 sequels. Twilight was not an outstandingly beautiful or a perceptive novel, yet I hold my breath to follow Meyer’s imagination, to admire and dream of godlike Edward, to giggle, flush now and then at a sweet romance between human-vampire,… With all that emotions burning in my head, I was longing to continue my fanciness with New Moon. Unfortunately, Bella ruined everything. Or in another word, Meyer did. Half of the book and there was no glues for the content of this sequel. I was completely lost and bored with normal life of an uninteresting girl – Bella. Then the story went on with the return ( or the more digging) of Jacob character. I believed he could act as a hero, to save this stupid New Moon. He did try, and somehow did succeed abt 2/5 of the book. Yet, as I mentioned above, dump-weak-uninteresting-heartless-brainless-b!!! Bella ruined everything. She USED Jacob!!!!! To recover from her broke-up. Wth on earth could she do that to him, the one desperately and whole-heartedly loved her, the one tried very hard to please her, the one who risked his security to protect her!!!!! Ahhhhhhhh!! Guess what, in return to his love, she left without a word to follow her love. Ok, it’s ok to follow your true love, yet it’s no reasonable excuse for her to USE Jacob to fulfill the loss in her heart. She knew she would hurt him, still she didn’t stop doing it!!!

Don’t know why Meyer built up such that girl!!!!

2008/11/24

:: Rewind ::

-----------------------
Cách nhau 1 dãy phố,

anh bảo em đừng thế nữa
Đuổi gió đi cho thương nhớ cũ lạc đường
Cài then lại, tua ngược buổi trưa ấy
Nhè nhẹ thôi kẻo bay màu nắng cũ
Xóa hộ anh rồi cất giấu hộ anh
Đóng chặt van tim cho não lộn nhịp một chặp giây
Rồi thôi hết, rùng mình em bừng giấc
Của hôm qua? cái gì? của hôm qua?

Cách nhau 2 dãy phố

dạo này em khỏe chứ
Anh cười khẽ và em cũng nhìn khẽ
Em bình thường, có lẽ thế là hơn
Anh bình thường, đã mong là như thế
Bóng ước bay,
Ôi! Đoàng! Mê nắng mới.
Nắng mắt em, anh ước nhìn lại buổi mai.

Cách nhau 3 dãy phố,

anh đi cùng người con gái khác.
Có hôm thấy, nhập nhoạng, hình như không thấy
Em đâu đấy, vòng tay níu chặt bóng mờ xa
Trời hơi sẩm tối, anh e nhìn không rõ
Để ngày mai anh tua ngược buổi hôm nay.

Cách nhau nhiều hơn 3 dãy phố,

8 tòa cao ốc, rồi lại tòa cao ốc
chắn ánh nhìn, anh mỏi mắt, thì thôi.
Tấp nập ngược xuôi, xe đi xuôi ngược phố
Hết Nha Trang, phố cổ rồi biển đêm,
có biết đâu hắn dừng lại khi nào?
Ngày hôm trước, anh tua lại ngày hôm trước
Anh vẫn hít thở, em hít thở
Ta bình thường chán, phải không em?


-Oct 2008-

Viết hộ (1)

Em

Viết tặng em,người yêu 'nhỏ' của tôi

"Anh chỉ có 1 tình yêu thứ nhất"

Anh cho đi và đã vỡ tan tành.

Không chán nản,anh lại yêu tha thiết,

Để dại khờ như ngọn sóng ra khơi

Cuốn đi mãi,không bao giờ trở lại.

Tự dằn lòng,thôi nhé,sẽ không yêu

Không đau khổ vì mưa,trời,mây nữa

Không ngắm chiều bằng cặp mắt huyền nhung

Và không đập những hồi tim mạnh mẽ

........................................................

Nhưng em đến,và lòng anh đốt lửa

Thổi bùng lên đống tro xám lụi tàn

1 chút nồng,1 chút ấm xinh xinh.

Anh tự hỏi,thế là yêu lần nữa?

Là dại khờ,chờ đợi với hờn ghen

Là hờn giận mà không cần duyên cớ?

Là sẽ cho mà không hỏi bao giờ

Hay vì sao và cái gì nhận lại?

............................................

Ôm thật xiết vào trong lòng giữ chặt

Chút mùi hương của mái tóc,làn da

1 tiếng cười ngây ngất và thật thà

Cả vầng trán thông minh mà bướng bỉnh.

Anh muốn giữ đôi môi hồng ngộ nghĩnh,

Những chiếc răng mọc lộn chỗ,thật mà.

Những nụ cười hay giọt lệ mượt mà

Vì tất cả,chỉ là riêng em đó.

...................................................

1 chút nhớ,gửi vào trong gió biển

Bay đến em,trong 1 buổi chiều mây.

Hội An

[Ngày ít nắng]

2008/11/23

Making decision

Making decisions was the painful part for me, the part I agonized over. But once the decision was made, I simply followed through – usually with relief that the choice was made. Sometimes the relief was tainted by despair, (...) . But it was still better than wrestling with the alternatives.

( Twilight) Suddenly it reminds me how hard i had experienced to make decisions. Especially at the time I was in Hoi An. Coincidently with Bella, once I made up my mind, I'd rather go through it than fighting again with choices. I made up my mind. And I will go through it.

2008/11/17

:: Ô kìa, Dương Thu Hương à ::

....

Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trường viết văn Nguyễn Du chăng (1981)?. Tôi được mời dậy trường này mấy khoá đầu. Dương Thu Hương học khoá một cùng với Ngô Thị Kim Cúc, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường... Hôm làm lễ bế giảng, chị mặc áo dài trắng, khoác tay tôi cho Hoàng Kim Đáng chụp. Ấy là năm 1982.

Dương Thu Hương là một phụ nữ có tính cách rất dữ dội và ngang tàng.

Tôi nhớ trong một cuộc họp rất đông văn nghệ sĩ nghe Hoàng Tùng nói chuyện, ở câu lạc bộ báo chí xế xế Nhà hát lớn. Có lẽ nghe chán quá, nhiều người bỏ xuống tấng trệt giải khát. Giữa chỗ đông người, Dương Thu Hương nói lớn: “Trừ anh Hoàng Ngọc Hiến là thày tôi, anh Nguyễn Đăng Mạnh là người tôi kính trọng, còn tất cả bọn phê bình đều là dòi bọ. Riêng Phan Cự Đệ là con chó ngao”.

Hồi tôi còn ở nhà B10, khu tập thể Đồng Xa, chị có đến vài lần. Một lần chị đến với đạo diễn điện ảnh Tiến. Tôi đi vắng. Khi về, thấy có một mảnh giấy gài ở cửa, ghi mấy chữ: “Em đến anh cùng với Tiến để trao đổi về tác phẩm của nhà văn trâu bò của chúng ta (tức cuốn Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, chị muốn chuyển thành kịch bản phim). Rất tiếc, anh đi vắng. Ngày mai em lại đến. Nếu anh không có nhà thì cái trường Đại học Sư phạm của anh sẽ bị đốt”.

Hồi chị viết Bên kia bờ ảo vọng, ban đầu đưa đến nhà xuất bản Lao động. Lúc ấy Ma Văn Kháng làm giám đốc. Kháng ngại không in, có lẽ vì sợ đụng đến Nguyễn Đình Thi. Chị đưa cho nhà xuất bản Phụ nữ và được chấp nhận. Trên đường đi về, tình cờ chị gặp Ma Văn Kháng và một anh nữa cũng ở Nhà xuất bản Lao động. Họ đi xe đạp ngược chiều nhau. Dương Thu Hương gọi hai anh kia đỗ xe lại và nói dõng dạc: “Này hai thằng mặt dày, sách của tao in rồi!”.

Trong một cuộc hội thảo khoa học kỷ niệm 35 năm văn học cách mạng (1980), Dương Thu Hương lên diễn đàn, chị phát biểu “Đôi điều suy nghĩ về nhân cách của người trí thức”, phê phán nhiều văn nghệ sĩ tư cách rất hèn. Chị cũng phàn nàn về đời sống nhà văn. Chị nói: “Viết một tác phẩm rất khó nhọc mà nhuận bút thấp. Nếu tôi không say mê văn chương thì tôi đi làm thợ may hay bán bánh rán còn sống tốt hơn. Cả hội nghị đói, anh nào cũng mặt xanh nanh vàng cả. Ta có quá nhiều nhà thơ và anh hùng mà thiếu người làm kinh tế...”

Lại nhớ một lần tôi cùng Dương Thu Hương, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh được trường Đại học Sư phạmViệt Bắc mời nói chuyện. Hôm Dương Thu Hương đăng đàn diễn thuyết, tôi có đến nghe. Chị vừa nói vừa đi đi lại lại rất hiên ngang. Tôi nhớ loáng thoáng, mở đầu chị phê phán Hồ Chí Minh: "Năm điều bác Hồ dạy, không nói yêu cha mẹ nên bây giờ trẻ con hư hỏng hết.”

Lúc đó có một anh cán bộ giảng dạy đứng lên hỏi, đại khái, có phải tác phẩm nào đấy của chị là kết quả của chuyến đi thực tế ở đâu đó không? Chị mắng luôn anh cán bộ nọ: “Lẽ ra tôi không thèm trả lời. Việc gì tôi phải đi thực tế! Chỉ có bọn cán bộ lãnh đạo quan liêu mới phải đi thực tế chứ! Chính tôi là thực tế, còn phải đi đâu?”

Có một lần tôi đến Dương Thu Hương lúc chị còn ở Ngô Thì Nhậm. Chị nói, ông Đỗ Mười có sai một anh thư ký đến mời chị đến gặp. Chị trả lời : “Ông Đỗ Mười hay Đỗ mười một muốn gặp tôi thì đến đây mà gặp”.Tôi và Dương Thu Hương có một cuộc dong chơi có thể gọi là một cuộc “bát phố” Hà Nội rất thú vị. Từ Ngô Thì Nhậm, chị rủ tôi đi bộ. (Dương Thu Hương rất cảnh giác, không đi xe đạp, không đi xe máy, sợ bị thủ tiêu). Chúng tôi cứ đi lang thang từ phố này sang phố khác. Thỉnh thoảng chị lại chỉ nhà này nhà nọ, hỏi tôi: “Anh có biết nhà ai đây không?”. Tôi không biết. Chị nói: “Cớm đấy!” Theo chị, Trần Quốc Vượng, Phạm Hoàng Gia cũng là cớm. Đi mãi, mỏi chân, chúng tôi vào ăn ở một cái quán ven đường Trần Quốc Toản chỗ giáp Trần Bình Trọng. Ăn xong, tôi rủ Dương Thu Hương đến nhà Văn Tâm chơi. Văn Tâm ở Phan Bội Châu, gần đấy. Hương nói: “Văn Tâm là thằng khốn nạn, không đến!”. Tôi ngạc nhiên nói, Văn Tâm không phải thế đâu, cũng là người tử tế. Chị nói: “Thôi được, đã là bạn của anh thì đến cũng được”.

Văn Tâm hôm ấy hơi mệt, vào thấy đang nằm trên giường. Vợ chồng Văn Tâm thấy Dương Thu Hương đến thì cảm động lắm, vội vàng tiếp đón niềm nở. Nhìn thấy bức tranh Lưu Công Nhân vẽ Văn Tâm treo trên tường, tôi nói: “Tranh của Lưu Công Nhân”. Dương Thu Hương nói “Lưu Công Nhân là thằng khốn nạn!”. Từ Đà Lạt, nó dám viết thư gọi: “Em vào đây với anh – Thằng khốn nạn!”

Chị Cam, vợ Văn Tâm nói: “Chị uống ca cao nhé!”

Dương Thu Hương : “Không, uống cà phê”

Chị Cam: “Cà phê chúng tôi cũng có nhưng để bị hả mất rồi!”

Dương Thu Hương : “Thì ra ngoài phố uống!”.

Vợ chồng Văn Tâm phải nài khéo chị mới ở lại.

Bỗng Dương Thu Hương chỉ mặt Văn Tâm nói: “Anh là thằng khốn nạn!”

Văn Tâm ớ người, không hiểu sao.

Dương Thu Hương giải thích: “Anh làm thầy dùi phá đám cuộc tình của Cao Xuân Hạo và Phương Quỳnh phải không? (Lúc này Dương Thu Hương còn chơi thân với Phương Quỳnh).

Văn Tâm phân trần: Anh không hề can thiệp gì đến cuộc tình ấy. Thậm chí anh còn cho đấy là mối tình đầu tiên thật sự là tình yêu của Cao Xuân Hạo. Chẳng qua là vợ Hạo trong Nam doạ sẽ thuê bọn voi xanh voi đỏ ra phá tan nhà Phương Quỳnh, vì thế họ phải chia tay. Dương Thu Hương không nói gì nữa.

Đấy khẩu khí của Dương Thu Hương là như vậy. Thế mà khi đến nhà tôi, vợ tôi thấy chị có vẻ rất hiền. Cười rất tươi.

Tính cách Dương Thu Hương như vậy, nên viết văn cũng dữ dội lắm.

Hồi ấy tôi viết bài Những phiên toà của Dương Thu Hương (1986) là muốn diễn tả cái chất văn quyết liệt ấy. Chất văn này mà được phát huy trong thể văn bút chiến, tranh luận thì phải biết! Sau này quả là chị đã trở thành ngòi bút chính luận rất sắc sảo. Sắc sảo hơn văn tiểu thuyết. Chính Dương Thu Hương cũng không đánh giá cao văn tiểu thuyết của mình. Có lần chị nói với tôi: "Văn của em là văn cải lương, anh đọc làm gì!”. Dương Thu Hương rất có ý thức viết văn không vì mục đích văn chương mà vì mục đích chính trị, mục đích chiến đấu cho lợi ích dân tộc, cho chân lý – chị tuyên bố như thế.

Hồi Dương Thu Hương mới ở tù ra, tôi tình cờ gặp ở quán cà phê vỉa hè chỗ 51Trần Hưng Đạo. Không hiểu sao chị lại ngồi với một nữ trung uý công an rất xinh xắn (Dương Thu Hương là nữ mà lại mê những cô gái đẹp). Đối với những người có liên quan đến chị mà phải làm việc với công an khi chị bị tù, chị nghi ngờ tuốt và khinh tuốt, như Đỗ Đức Hiểu (từng dạy chị tiếng Pháp), Nguyễn Huy Thiệp, cả Nguyên Ngọc và người bạn gái xinh đẹp và thân thiết của chị là Phương Quỳnh. Chị hỏi tôi: “Này, có phải Nguyễn Huy Thiệp sợ vãi đái ra phải không?”.

Dương Thu Hương thích nói năng kiểu dân dã, kể cả nói tục. Thích giọng đời. Không thích giọng văn chương. Coi nhiệm vụ công dân lúc này là cao hơn nhiệm vụ làm văn. Nhân chuyện Hoàng Ngọc Hiến nghe Đỗ Chu nói dối đi hội chen về mà tưởng thật, và chuyện anh dại dột tham gia vào một đảng nào đấy, Dương Thu Hương gọi Hiến là đồ ngốc, “nếu là đàn bà thì chửa hoàng hàng tỉ lần”. Ở Dương Thu Hương, dường như nói bạo, nói thô, nói tục là để át đi một cái gì có thực trong lòng là những tình cảm đằm thắm, là sự nhạy cảm về lý tưởng, do đó tự thấy là yếu đuối. Con người dữ mà thực ra lành. Đốp chát đấy mà hay nể người. Rất cảnh giác mà lại cả tin. Dễ bị lừa. Thách thức kẻ thù, hiên ngang đối mặt với kẻ thù, sẵn sàng cô độc giữa bầy sói, nhưng lại cần tình bạn.

Ôi! Tình bạn vô tư, chân thật sao mà hiếm có trên đời, nhất là đối với một cô gái xinh xắn trên đất Việt Nam này! Cho nên viết văn là nhu cầu tất yếu, là lẽ sống, để có thể có người tri kỷ mà không có tình dục xen vào. Văn chương là người bạn vô tư. Dương Thu Hương hay viết về tình yêu - đúng ra là những vụ án tình. Nhưng trong truyện của chị, xem ra không hề có tình yêu tốt đẹp, được ngợi ca như là hạnh phúc đời người. Tình yêu trong tác phẩm Dương Thu Hương, hoặc chỉ là tình yêu ảo vọng của những cô gái ngây thơ và lãng mạn, hoặc chỉ là thứ “tình chài gái, lừa gái” của những gã Sở Khanh hiện đại. Dương Thu Hương tuyên bố thoải mái: “Tôi là con đàn bà lại đực (Còn Nguyễn Khải là thằng đàn ông lại cái)”. Chị thích chơi với bạn trai nhưng rất ghét những thằng cứ muốn chuyển sang tình yêu nam nữ, như Lê Đạt, Trần Đĩnh... Khi nhận thấy có biểu hiện như thế, lập tức chị đuổi luôn. Dương Thu Hương cũng không thích phiền luỵ đến những gia đình mà do chồng có quan hệ với chị mà vợ chồng lủng củng. Có lần Dương Thu Hương rủ Nguyễn Duy Tiến (một tiến sĩ toán có giúp đỡ gì đó đối với con hay cháu của chị) đi nhậu cho vui. Nhưng khi biết vợ Tiến có ý nghi ngờ, ghen tuông, chị cắt luôn, không chơi với nữa. Riêng tôi và Hoàng Ngọc Hiến vẫn được chị coi là bạn vô tư. Với chúng tôi, chị có thể nói như nam giới với nhau về thói dâm ô của người này người khác, như chuyện Hoàng Tùng nửa trên, nửa dưới như thế nào đó...

Một người có vẻ sắc sảo và luôn cảnh giác như thế mà đã nhiều phen bị lừa... Chẳng hạn chuyên làm nhà làm cửa gì đấy với Lam Luyến, hay chuyện mua phải thuốc bổ rởm (làm bằng thuốc tăng trọng lợn) bị phù và lở loét khắp người.

Tóm lại Dương Thu Hương có vẻ giầu nam tính – tính cách mạnh, ăn nói ngổ ngáo – nhưng thực chất vẫn là một phụ nữ giầu tình cảm và luôn có mặc cảm của một cô gái trong xã hội Việt Nam với những thành kiến, những định kiến về người phụ nữ. Ăn nói tạo tợn dữ dội, bốp chát, ngang tàng, đúng là một cách để che dấu sự mềm yếu của nữ tính và để đối phó với những định kiến xã hội nói trên. Cho nên chị mới phải “tự thiến” (Uống thuốc diệt dục). Có ba điều dễ mắc phải và dễ bị lợi dụng, bị vu khống là danh, lợi, tình dục. Danh lợi chị không thèm. Nhưng tình dục thì phải “tự thiến”.

Dương Thu Hương đã từng có lúc tưởng chỉ còn vất vào nhà xác (uống nhầm aspirine bị chảy máu dạ dầy). Hai lần uống thuốc tự tử. Lấy phải thằng chồng vũ phu, bị nó đánh có thương tích (Nguyễn Văn Hạnh nói, có lần Dương Thu Hương dùng mưu trả thù: lừa chồng chui đầu vào gầm giường nhặt hộ cái gì đó, rồi lấy gậy quật thật lực).

Dương Thu Hương không dấu tôi chuyện gì. Hỏi gì cũng nói: Hương sinh ở Thái Bình (quê nội) được một năm thì nhà chuyển đi Bắc Giang, chỗ giáp Bắc Ninh (Việt Yên). Nhà bị bom, chuyển vào thị xã Bắc Ninh cho đến hết kháng chiến chống Pháp. Học trường Hàn Thuyên cho đến 1964. Sau đó học trường lý luận nghiệp vụ Bộ văn hoá. Từng cắn máu tay viết đơn xin đi tuyến lửa Quảng Bình (1966- 1975). Chín năm ở tuyến lửa. Khi chiến thắng thì vỡ mộng: lý tưởng vấp phải thực tế đầy tiêu cực, bị phá sản. Những thần tượng bị sụp đổ. Tự coi như bị lừa dối, chị từ bỏ thơ, xoay ra viết văn xuôi để lên án những kẻ đã làm vấy bùn lên lá cờ lý tưởng của mình. Từ nay, tất cả đều phải cảnh giác, chỉ tin ở mình thôi. Chấp nhận sống cô độc, chấp nhận sống giữa kẻ thù để chiến đấu.

Nhưng thật ra có tin ở một cái gì mới hăng hái chửi bới, phủ định như thế chứ! Chín năm ấy dẫn đến sự vỡ mộng, nhưng cũng là chín năm rèn luyện một niềm tin ở mình và cuộc sống. Dương Thu Hương kể chuyện với tôi, chị lấy phải một thằng chồng thô bỉ mà mãi không bỏ được. Ông bố là một sĩ quan quân đội rất phong kiến, không cho bỏ chồng. Ông bắt con phải kiểm điểm chỉnh huấn theo kiểu Tầu, học được ở Quế Lâm. Con gái lớn mà bắt đứng úp mặt vào tường. Li dị chồng rồi vẫn thế (Dương Thu Hương thế mà lại là đứa con ngoan, rất sợ bố).

Mãi sau ông cụ mới hiểu ra. Sáng sớm hôm ấy, ngồi đầu giường con đang ngủ, hút thuốc lào, nhìn con, thương con, ông hối hận. Giờ ông mới hiểu, do biết thằng rể thực chất là một thằng đểu. Mười bốn năm sống với nó, còn gì là đời con gái!.

Có lần Nguyễn Tuân mời Dương Thu Hương đến chơi. Chị từ chối, vì thấy ông ấy kiêu ngạo quá. Nguyễn Tuân nhắc lại. Chị nói: “Cháu chè, thuốc, rượu, chả biết”. Vậy là Dương Thu Hương không thích quan hệ trên dưới kiểu gia trưởng. Con người này sinh ra thích bình đẳng, có máu dân chủ. Dương Thu Hương đặc biệt căm ghét bọn trí thức hèn nhát, trí thức quý tộc đi Volga mà hèn. Căm ghét khái niệm “đi thực tế”. Bọn quan lại: đi ôtô, xa thực tế mới cần đi thực tế. Còn nhà văn là phải sống với thực tế cả đời chứ! Đâu còn loại nhà văn tháp ngà!

Sau khi đi tù về, Dương Thu Hương ở một căn hộ thuộc một chung cư ở Trung Tự (A8, B17). Sống một mình. Hai con có chồng có vợ, trưởng thành cả rồi. Chị hay mời tôi với Hoàng Ngọc Hiến (gần đây thêm Nguyễn Thị Bình) đi ăn, khi ở nhà hàng Phú Gia, khi ở nhà hàng Vân Nam, thường vào dịp đầu xuân hay sau một chuyến đi nước ngoài về. Chị không muốn có quan hệ với bạn mới, sợ liên luỵ đến người ta.

Gần đây, Dương Thu Hương luôn tự nhận mình là giặc, và là một người đàn bà nhà quê, răng đen, mắt toét, mặc váy. Chị nói, dân tộc Việt Nam thực ra là một dân tộc nông dân. Chị thích văng tục vì đấy là ngôn ngữ nông dân. Phải nói bằng ngôn ngữ nông dân mới diễn đạt được đích đáng mọi sự thật. Nhưng Dương Thu Hương là người rất công bằng. Có lần chị được mời sang Pháp. Một đám Việt kiều ở một tỉnh nào đó mời đến nói chuyện. Bọn này muốn chị mạt sát Hồ Chí Minh. Nhưng chị vẫn đánh giá Hồ Chí Minh, dù sao cũng là một nhân vật vĩ đại. Thế là chúng tức tối, có thằng đến khách sạn doạ đánh chị. Dân Việt Nam là thế, hay bè phái. Mà bè phái thì bất chấp chân lý, bất chấp lẽ phải.

Hồi ấy nhiều người cứ tưởng Dương Thu Hương ở lại Pháp không về. Thực ra đúng thời hạn, chị về ngay. Gần đây, chị lại sang Pháp. Lần này chị chủ trương ở lại. ở trong nước, bị quấy nhiễu quá, không làm việc được. Có hồi người ta cắt cả điện thoại của chị.

Viết truyện, Dương Thu Hương thường hay luận về vấn đề hạnh phúc của những cô gái trẻ. Những cô gái hợm hĩnh và lãng mạn, chẳng hiểu tình yêu và hạnh phúc là gì, cứ chạy theo những tình yêu mơ mộng và huyền hoặc, để cuối cùng đánh rơi mất tình yêu và hạnh phúc thực của mình. Dương Thu Hương từng luận về hạnh phúc như một người đầy trải nghiệm: nó như quân xúc sắc trong trò chơi. Cần thì không đến. Không cần lại đến. Nhưng nó đến mà đánh rơi nó, đánh mất nó như chơi. Hạnh phúc phải do chính mình quyết định. Là ý thức, là hiểu biết, nhưng nó cũng là sự hồn nhiên, chân thực, thật thà, trước hết với mình. Đừng có dại nghe ai xúc xiểm – vì hạnh phúc chỉ có cá nhân mình mới hiểu được.

Không rõ Dương Thu Hương tự thấy đời mình thế nào, còn theo tôi, chị chưa bao giờ có hạnh phúc. Đời người đàn bà như thế là khổ lắm. Tôi thật sự khâm phục Dương Thu Hương. Cảm phục sự dũng cảm của chị – sự dũng cảm đã phải trả giá rất đắt: một người yêu đời, rất cần tình bạn và sự cảm thông, mà phải sống cô độc, một mình chống chọi với cả một Nhà nước. Tôi cũng thật sự thương Dương Thu Hương, một người đàn bà như thế là khổ lắm.

Hiện nay Dương Thu Hương đang ở Pháp.

Nghe nói tiểu thuyết Chốn vắng của chị được dịch và Những thiên đường mù sắp được chuyển thành kịch bản phim.

Xin chúc mừng chị.

Láng Hạ 01.5.2007.

--------

(Trích chương XXII - Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, viết về Dương Thu Hương)

( credit: blog Hanwonder. )

>> Ngộ thật, rõ ràng là tên mình được đặt theo Dương Thu Hương, mà sao đến tận hôm nay mới được biết về bà. Hẳn chi hồi xưa tên mình được đặt là Đỗ Dương Thu Hương nhỉ! Chắc mình sẽ khác bây giờ một tí. Sẽ thật là đàn bà? Hay ngang tàng, phong ba như DTH?

Cũng không rõ.

Chóang nặng. Mới google DTH. Ta chóang nặng cho một nguời đàn bà. Và lùng bùng trong mê cung tòan chữ và chữ của các anh các bác đi truớc. Rừng chữ luôn thưa mà khó thoát.

Thôi thì ta là Thu Hương. Sắp 21 tuổi. Vậy thôi.

Ngày 17 rồi. Và chiều có bão to về SG.

2008/11/16

ARCHIVES

Tôi tưởng sóng ngủ

Tôi tưởng sóng ngủ, sóng lặng im

Sóng im thin thít, tận cuối phòng

Lặng nằm nhắm mắt! chao vẫn nhớ

Tôi tưởng sóng ngủ, sóng nằm im.

Một trưa nắng dữ, chẳng đặng đừng

Then cài chưa chặt, khóa chẳng ăn

Dăm ba rào gỗ, sao đủ chắn

Say mắt tim ngưng, hồn đả xiêu.

Bóng chẳng chạm hình, ai thương nhớ

Mây ngang vắt vẻo, nắng giăng trời

Tim đập nhẹ thênh, người muốn khóc

Bởi nóng, bởi oi, hay bởi ngày?

Hết nóng, hết oi, rồi ngày hết

Nắng xuống, đêm lên, nồng chảy suốt

Đường vắng, hơi khuya, chân dạo bước

Chả gió, mặc trăng, một chút tình.

Mắt hết nhìn mà não cứ suy

Lấy đâu ra cớ giận chút hờn

Thì tôi uất, tôi sầu, tôi nhớ

Sóng lặng đi, đêm tối ngóng chờ.

Ví dụ làm chi, tim thôi tiếc?

Sóng im thin thít. Sóng ngủ rồi?

Bay viu qua góc, xoẹt bóng tối.

Tôi xin sóng ngủ, sóng nằm im.

-Oct08-

Nói Riêng
Em yêu hỡi, đừng lười yêu nữa nhé Hãy mặc gió cuốn tình vượt khơi ra biển cạn Hãy để mưa đưa đẩy nụ hôn xa Để bờ cát với đêm đỏ nhập nhoạng dẫn, Cuốn chân đi góc nhỏ chằng màu tên. Cháy đầu lên với hậm hực, hờn ghen Lời than thở, ẩm ương hay tim lẫy. Chớp tắt đi, ánh đèn vàng chưa thắm, Rồi ngõ tối mưa lại đọng thành bầy.
Em yêu hỡi, đừng lười yêu nữa nhé Khờ yêu em bằng câu nhạc, với bài thơ Bằng tim nóng, bằng mắt môi gan lòng phổi Cọng gân chân, rách toạc chả buồn đau Là yêu bằng trọn vẹn tình tôi hết Chỉ trừ khi, em hạch sách , đừng yêu.
Em yêu hỡi, đừng lười yêu nữa nhé Đốt lòng lên, tro xám bớt nguội lạnh Đừng mơ hồ cho tim theo tìm kiếm Dữ dội lên mặc bão cuốn lòng xa Bởi ngày sau biết đâu nắng về vội Kề đôi má cho môi hồng thêm cháy Sát môi hôn cho máu chảy hồn theo Riết đôi tim cho thôi xin nhịp đập Cà phê đắng nhỏ giọt hồn tôi đắng Lòng đau thương, em hạch sách, đừng yêu. Cho tôi yêu môi nhếch đằm duyên thế Cười nghiêng nắng, chao đổ lòng quân tử Cho tôi đau em buồn lo than thở Nghe em nói, rồi giật mình. Lòng toang hoác Ở khoảng trắng có muôn ngàn rào cách Xa nhau thế, tôi cứ ngỡ là gần. Cho tôi nương gió thổi chút tình riêng Nằm sâu khuất, đằm mình miền tóc rối Là của tôi, em hãy bảo là của tôi. Cho tôi say đôi liếc mắt sắc hơn dao Đau để buốt, làm tim chao loạn nhịp Cho tôi thương không hết mà ghét cũng đủ đầy Biết lặng nhìn em rồi buông ngắn, ngày dài Em yêu hỡi, đừng lười yêu tôi nhé.
[Oct 2008]

Hi An Trưa Nng, em ơi.

Trưa.

Nắng mê man tràn khắp chỗ, từ góc phố, con hẻm, bò uể oải trên lưng bác phu già đang gằn bàn đạp chở ông Tây béo sụ đi ngắm phố cổ, nặng nhọc lê mình trên lưng các “cô nhỏ” đang chào khách vào làm ly cold beer, ngúng nguẩy đòi đốt cháy chùm bông giấy đỏ trên góc mái xưa, và hí hửng cổ vũ cho mồ hôi mẹ, mồ hôi con, và có thể là cả mồ hôi cháu, chắt, chút, chít chụt chịt luôn, thi nhau tuôn trên thái dương, cổ, lưng của Cô ấy, Anh ấy. Cô ấy không ưa nắng. Anh ấy chịu nắng nhưng chả thiết tha với cái nắng dở người này. Nóng bừng đỏ cả mặt, nóng rêm người, nóng chỉ muốn ngồi chui vào bồn nước vài chục tiếng cho cái lạnh của nước tỉ tê xoa dịu hết cái rêm người ni, nóng chảy mỡ, nóng cháy da, nóng phát rồ lên. Nóng. Nóng. Tóm lại là rất nóng. Anh ấy nóng. Cô ấy cũng nóng. Phố hoe hoe vàng nhức mắt với cái nắng, nhưng vẫn gồng mình thi gan với cái nắng. Phố ta chấp tất, oằn mình lên, hứng tất, và đáp trả lại cái hơi bức bối-rùng mình-khó chịu cho tất thảy những ai đang đi trên phố. Cô ấy đang đi bộ. Anh ấy đi bộ. Kề bên. Họ đi bộ. Dưới cái nắng ấy. Với cái nóng ấy. Và lững thững mọi góc phố nhỏ.

Mọi.

Ừ, thì tất cả là làm nền cho Anh ấy, Cô ấy mà.

Trưa.

Không một ngọn tùy phong.

Cô bảo kẻ mộng du là người gan cùng mình nhất, bởi họ có thể làm những điều điên rồ ít người dám tưởng tượng ra. Trong những đêm tịch mịch. Anh kịch liệt bác bỏ. Anh bảo không thể nào gọi những người làm những điều-mà-họ-không biết-là-họ-đang-làm là những kẻ gan dạ được. Như thế chẳng “make tí sense nào” (Đấy, anh lại thế! Thi thoảng lại hay chêm tiếng Anh mỗi khi ngồi tranh luận, cãi lý với cô. Có lẽ thế nó an toàn hơn. Kiểu như người ta nếu nói “I love you” thì bao giờ cũng trăm nghìn lần đỡ lắp bắp, ngượng nghịu hơn khi nói “ Anh yêu em” hay “Em yêu anh”. Ừ, kiểu vậy.). Cô phản bác, bằng đôi mắt anh ánh nước, và giọng chênh vênh mép núi, chực rơi, “.. nhưng họ follow their hearts.. That makes them the bravest! Pl..ea.s..e !”. Rơi rồi, mép núi đỡ không kịp rồi, tay anh níu không chặt rồi. Trườn núi dốc đứng làm gia tăng thêm gia tốc rơi tự do của chữ “please”. Có cảm giác như nghe được cả tiếng vi vút của gió hai bên tai khi đang rơi nữa kìa. Thế mà lại hay đấy. Bạn đoán được hay ở chỗ nào không? Là ở chỗ, trong cái hoàn cảnh điều kiện thời tiết ấy, cái trưa nắng ấy ấy, cái nắng ấy ấy, cơn nóng ấy ấy, chút vi vu của gió bên tai làm khối kẻ thèm rỏ dãi, bạn ạ.

Mê vực sâu hun hút.

Và nó hút anh vào.

Như kiểu lỗ đen vũ trụ thâu tóm vào trong nó tất thảy những vụn sao dám vờn vờn gần nó.

Khác là cô không phải là lỗ đen.

Anh cũng không là vụn sao.

Và giữa hai người,

Chưa bao giờ tồn tại dải ngân hà.

Chỉ có lực hút.

Mạnh đáo để.

Những câu xin lỗi lấp đầy không gian bằng những nụ hôn ướt nước mắt. Anh là vậy đấy, dễ dàng gục ngã vô điều kiện trước nước mắt đàn bà. Kiểu đàn ông như anh cũng không phải hiếm, bởi đã hàng nghìn năm qua, có biết bao minh vương sáng chúa cởi bỏ mũ mão ngai vàng dưới hàng lệ mĩ nhân rồi. Có chăng, anh khác người hơn một chút là ở chỗ, anh luôn đoán được những giọt vũ khí sẽ rơi khi nào, sẽ hạ gục anh làm sao, tổn hại sẽ là lỗ đen trong trái tim thế nào, v.v. Nhưng, thế nhưng, anh luôn ưỡn ngực, oai phong đón chờ sự-thua-cuộc-được-đoán-trước-ấy. Với cô cũng không là ngoại lệ. Chỉ là, đến bây giờ, anh mới ngộ ra được một điều, giọt nước mắt đàn bà có khả năng chống trả cái nóng của Trưa Hội An. Hay chỉ nước mắt của cô? Anh không biết. Hoặc có lẽ anh không dám thừa nhận cái-điều-hiển-nhiên ấy.

Anh đón cô ở sân bay Danang. Cũng vào một buổi trưa nhớp nháp hơi nóng.

Cô hay mường tượng ngày anh học lớp bảy, khi ấy cô đã vào cấp ba. Lạ không nhỉ? Bảy và ba. Cộng lại là con số tròn trĩnh, 10. Lạ, chắc là có lạ. Một cô nữ sinh áo dài trắng tha thướt, tóc buông nhẹ ( đấy, cái ngày xưa chim sẻ ấy, cô hay thả tóc để tự tưởng tượng mình giống các chị người mẫu mặc áo dài hoa trên bìa lịch. Ôi, cái thuở tóc dài, áo dài! Cái thuở tôi ơi!.) và bên cạnh là lóc chóc một chú nhóc vừa vào bắt đầu quen với bạn cấp 2, cổ thắt tả tơi khăn quàng đỏ, áo xệch bỏ ngoài quần, tênh tếch chiếc ba lô đựng vài cuốn vở quăn góc thiếu nhãn. Ừ, đấy thì không lạ.

Anh nhăn hí lại, tay cốc nhẹ trên trán cô “ Em chỉ giỏi mỗi trò giễu anh. Vâng, thì chào cô nữ sinh ạ!!”

Toét miệng cười toe, cô thích thú với hình ảnh nữ sinh-cậu nhóc ấy.

Ôm gọn bờ vai cô, anh và cô rảo bước dọc phố. Đâu đó, cô cứ có cảm giác anh thủ thỉ sát bên tai cô “ Uh, thì nữ sinh áo trắng , cô bé à…”. Quay sang thì mắt anh lại bảo “ Không, anh nói gì đâu em !?”.

“Đừng nói chia tay vì đã bao giờ nói yêu..”

Đặc nghẹt trong không gian trưa ấy là nhịp tim đập những hồi mạnh mẽ của anh, của cô. Của họ. Trong một trưa Hội An nắng và nóng. Quấn tìm bàn tay nhau, không ai nói gì nữa, anh nắm chặt tay cô, và họ đi vào một vùng trưa bỏng rát. Bỏng tận vào tim. Còn rát thì chạy vào tuốt sâu trong ngách hẹp đâu đó. Những ngách hẹp chỉ có thể tìm thấy ở Hội An.

“I love you”

Ai nói vậy?

Who cares, then?

Nó là một sợi dây thừng vô hình, lởn vởn đâu đó trong không khí đặc sệt nhớp nháp mồ hôi này. Tình cảnh này thì không tồi tệ lắm. Chỉ là đạp xe, hít thở thôi, hay nhắm mắt xòa tay đón gió, ùa mặt vào tấm lưng ướt đẫm, hít hà trưa nắng, thì họ vẫn không cưỡng lại những suy nghĩ về sợi dây thừng. Mặc cho đường Thở với cánh cò bay lả, mặc cho khúc cua mở ra một Ngoạn Mục, mặc cho vị thanh nhẹ của trái trứng cá chín, mặc cả một gốm Thanh Hà với mệ già-em bé nhỏ, chữ khét lẹt thành tro, thì suy nghĩ về sợi dây thừng ấy vẫn bám lấy họ. Cô bảo, này đừng nghĩ gì nhé, ở đây là toàn tâm toàn ý vô lý rồi, thế nên đừng nghĩ gì nhé. Cô bảo anh. Anh ừ nhẹ, thế em cũng đừng nghĩ, biết không cô nhỏ. Anh có nghĩ như cô đang nghĩ không ta. Cô bảo anh , ừ, dĩ nhiên rồi, chả nghĩ gì đâu, yên tâm đi. Sợi thừng cứ siết lại, từng chút một, theo từng lời nói, từng ánh nhìn, và từng cái ôm vội, chưa kịp chặt.

Họ còn chừng 4 tiếng đồng hồ trước khi cô ra bến xe buýt, đón chuyến cuối ngày, về lại với Đà Nẵng. Chuyến cuối ngày là 4h.

Anh chở cô ra ngoại ô Hội An. Những chỗ anh đặc biệt dành cho mình cô, và cho mình. Dưới cái rát nắng vỡ đầu này, nếu ở thành phố, có thằng bạn nào rủ đi bi-da chắc cũng phải năn nỉ anh dữ lắm, chưa kể là phải qua chở anh thì anh mới đi, miệng vẫn lầm bầm, mày dở hơi à, nắng bỏ mẹ mà rủ tao đi bi-da. Chắc nắng Sài Gòn khác nắng Hội An, anh nhủ thầm. Đường thì xóc, cô cũng chả nhẹ, lại với nắng cố, nắng ông, nắng anh, nắng cu Tí đua nhau nhảy trên vai anh, lưng anh, tay anh, thật có trời mới biết tại sao anh cứ đều đều giữ vận tốc 5km/h. Để hít cho đầy lồng phổi gió sông này, để ngắm đàn cò trắng, để khoe với cô những chỗ anh đã cất công lục tìm mấy ngày qua, hay để được trưa nắng làm tan chảy đi cái sợi dây thừng 4 tiếng kia? Đứng ngó sông mãi rồi cũng chán. Cò đã bay hồi nào không hay. Những chỗ anh muốn chở cô đến đều đã đi qua. Mình về nghen em? Không, chút nữa đi.

Về khách sạn đã quá 1 giờ. Trời đang dở dang cái nắng cháy người. Chỉ nhìn ra ngoài phố là đã thấy cái trăng sao bay tá lả trong mắt. Nắng đến rùng mình. Họ còn đâu độ dăm ba tiếng nữa.

Cô đến với Hội An lần đầu, bao mơ mộng về một phố cổ, lẩn khuất sau mái rêu, góc cũ, cầu thang gỗ chập chềnh là hồn phố Hội từ những thế kỉ trước, bao hồn nhiên nghĩ hẳn sẽ là một kì nghỉ một mình đáng nhớ, đầy bụi bặm và hoàn toàn Ta balô, và còn hàng tá cái bao nhiêu khác, đặc nghẹt trong cô. Trước khi lên sân bay, hơn 3 tiếng đồng hồ lùng sục google, tăm tia đủ các forum du lịch, một lịch trình quy củ, chỉn chu từ nơi ăn, chốn ở, chỗ tham quan, phí tham quan, hay tận cả mua gì làm quà, ở đâu, v.v được cô vẽ ra trên giấy gọn gàng, xinh xắn, và được mường tượng một cách sống động như thể cô đã ở đấy, phố Hội đấy hàng chục nghìn lần rồi. Để rồi khi đã yên vị trên máy bay, cô mới phát hiện ra hình như mình vừa bỏ quên hành lý.

Hành lý bỏ quên: lịch trình và cảm xúc cài sẵn.

Anh đến với Hội An lần đầu. Một kẻ lãng du như anh thì chuyến đi này cũng sẽ như bao chuyến đi trước đây, sẽ chồng chất những cảm xúc đủ dài và những tứ thơ đủ nóng để anh hâm lại bầu nhiệt huyết trong mình. Anh đến với Hội An không quá háo hức, không lịch trình, và một vài bộ quần áo lưng lưng lỏng balô. Thẳng từ Nha Trang, cảm xúc anh bay đúng hướng tới Hội An, không ngả nghiêng chao đảo về lại với Sài Gòn, hay chập chờn với những tin nhắn khi tới, khi không. Anh đi, mong mỏi duy nhất là quên được cô. Chỉ mỗi tội, tim thì đầy chật cứng hình ảnh cô. Và điện thoại thì không được tắt.

Hành lý quá kí: điện thoại và cục sạc pin điện thoại.

Họ về. Cô đi chuyến 4h, về lại Đà Nẵng chơi 2 ngày cuối tuần. Anh đi chuyến 6h45, về lại Sài Gòn với hàng núi công việc đang chờ đợi. Cả hai đều bỏ quên hành lý ngoài Hội An: điều chưa nói.

Hội An trưa nắng em ơi.

Hội An trưa nắng em ơi.

Nov 2008, Cmeo.

2008/11/14

Novembre

And here I am. Today. Novembre.